Sunday, June 30, 2024

Đèo Đại Ninh đang nâng cấp, du khách đi Đà Lạt lưu ý khi qua đây

Khi cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết đưa vào khai thác, nhiều người từ TP.HCM cũng như Bình Thuận đã chọn quốc lộ 28B, qua đèo Đại Ninh để đến với Đà Lạt. Nhưng quốc lộ 28B đã quá tải, xuống cấp từ lâu - Ảnh: ĐỨC TRONG

Khi cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết đưa vào khai thác, nhiều người từ TP.HCM cũng như Bình Thuận đã chọn quốc lộ 28B, qua đèo Đại Ninh để đến với Đà Lạt. Nhưng quốc lộ 28B đã quá tải, xuống cấp từ lâu - Ảnh: ĐỨC TRONG

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 28B qua các tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng dài khoảng 68km, đặc biệt là đèo Đại Ninh hiện nay có ý nghĩa quan trọng để liên kết vùng, tạo thành tam giác du lịch "TP.HCM - Phan Thiết - Đà Lạt".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Sang - trưởng phòng quản lý dự án, cho biết chủ đầu tư đã tập kết máy móc, huy động nhân lực để thi công gói XD02, tức đoạn từ Km42 đến Km69 (giáp quốc lộ 20, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng).

Hơn 1.400 tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp quốc lộ 28B

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 28B qua các tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng khoảng 68km, với tổng mức đầu khoảng 1.435 tỉ đồng từ nguồn ngân sách.

Trong đó, đoạn qua tỉnh Bình Thuận khoảng 51km, còn lại qua tỉnh Lâm Đồng.

Mục tiêu dự án nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn hai tỉnh, giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông, tăng cường liên kết vùng, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang Đông - Tây kết nối khu vực Tây Nguyên đến các tỉnh miền Trung.

Điểm đầu dự án giao với quốc lộ 1 tại ngã ba Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Điểm cuối dự án giao với quốc lộ 20 tại ngã ba Tahine, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Trong đó, đoạn 28km là đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h. Đoạn còn lại là đường cấp III miền núi, vận tốc thiết kế 60 km/h.

Riêng các đoạn tuyến khó khăn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với địa hình, địa chất, điều kiện giải phóng mặt bằng, bảo đảm hiệu quả kinh tế.

Quốc lộ 28B là tuyến đường đối ngoại quan trọng của các tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng, là trục giao thông trọng yếu để phát triển kinh tế biển, kinh tế vùng.

Tuyến đường được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ cải thiện việc lưu thông trên tuyến, rút ngắn thời gian vận chuyển từ các tỉnh vùng Đông lên Tây Nguyên. Đặc biệt, dự án góp phần chia sẻ, giảm áp lực giao thông cho quốc lộ 20.

Dự án còn kết nối quốc lộ 1, đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, quốc lộ 20 và các đường liên huyện, phát triển kết nối giữa các vùng ven biển tỉnh Bình Thuận, cảng tổng hợp Quốc tế Vĩnh Tân và các tỉnh Tây Nguyên với nước bạn Campuchia thông qua cửa khẩu Buprăng và cửa khẩu Đăk Peur.

Nhất là sau khi các đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông hoàn thành, dự án án giúp các tỉnh trong khu vực phát huy tiềm năng, phát triển tam giác du lịch Đà Lạt - Phan Thiết - TP.HCM.

Nếu không gặp trở ngại, dự kiến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành thi công dự án và hoàn thiện các thủ tục kết thúc trong năm 2026.

Trong gói XD02 có khoảng 10km là đoạn qua đèo Đại Ninh thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận. Đối với đoạn đèo Đại Ninh, ông Sang cho biết hiện nhà thầu đang khoan cọc, làm cầu cạn để mở rộng những khúc cong cua tay áo. Do thời điểm này đang mùa mưa nên ảnh hưởng lớn đến công tác thi công - Ảnh: ĐỨC TRONG

Trong gói XD02 có khoảng 10km là đoạn qua đèo Đại Ninh thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận. Đối với đoạn đèo Đại Ninh, ông Sang cho biết hiện nhà thầu đang khoan cọc, làm cầu cạn để mở rộng những khúc cong cua tay áo. Do thời điểm này đang mùa mưa nên ảnh hưởng lớn đến công tác thi công - Ảnh: ĐỨC TRONG

Với kinh nghiệm làm nhiều dự án giao thông trọng điểm trên cả nước, ông Sang đánh giá đèo Đại Ninh là đoạn cực kỳ nguy hiểm cho tài xế. Theo ông, đèo Đại Ninh có ít nhất 9 khúc cua tay áo với bán kính nhỏ dưới 15m. Hơn nữa, vào mùa mưa đoạn đèo này thường xảy ra sạt trượt - Ảnh: ĐỨC TRONG

Với kinh nghiệm làm nhiều dự án giao thông trọng điểm trên cả nước, ông Sang đánh giá đèo Đại Ninh là đoạn cực kỳ nguy hiểm cho tài xế. Theo ông, đèo Đại Ninh có ít nhất 9 khúc cua tay áo với bán kính nhỏ dưới 15m. Hơn nữa, vào mùa mưa đoạn đèo này thường xảy ra sạt trượt - Ảnh: ĐỨC TRONG

Các nhà thầu vừa thi công vừa đảm bảo an toàn giao thông do đèo độc đạo qua khu vực, không có đường phụ làm công vụ. Trên đèo cũng thường xuyên có sương mù và mưa lớn nên khuất tầm nhìn - Ảnh: ĐỨC TRONG

Các nhà thầu vừa thi công vừa đảm bảo an toàn giao thông do đèo độc đạo qua khu vực, không có đường phụ làm công vụ. Trên đèo cũng thường xuyên có sương mù và mưa lớn nên khuất tầm nhìn - Ảnh: ĐỨC TRONG

Ông Sang khuyến cáo tài xế nên lựa chọn lộ trình khác cho phù hợp, hạn chế lên đèo Đại Ninh đông xe rồi kẹt. Một người dân sinh sống tại đây cho biết những ngày cuối tuần, đèo Đại Ninh thường kẹt xe - Ảnh: ĐỨC TRONG

Ông Sang khuyến cáo tài xế nên lựa chọn lộ trình khác cho phù hợp, hạn chế lên đèo Đại Ninh đông xe rồi kẹt. Một người dân sinh sống tại đây cho biết những ngày cuối tuần, đèo Đại Ninh thường kẹt xe - Ảnh: ĐỨC TRONG

Để giải quyết những khúc cua

Để giải quyết những khúc cua "tử thần" trên đèo Đại Ninh, chủ đầu tư sẽ làm thêm cầu cạn, mở rộng cong về hướng taluy âm để tăng bán kính. Ngoài ra, tại khúc cong cua trên đèo còn bố trí đường cứu nạn - Ảnh: ĐỨC TRONG

Theo ông Sang, nếu hai khúc cong gần nhau, chủ đầu tư sẽ làm cầu cạn nối lại, hạn chế nhiều điểm cong gây nguy hiểm. Riêng gói XD01, tức đoạn từ Km0 (giáp quốc lộ 1, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) đến Km42, chủ đầu tư đang làm thủ tục lựa chọn nhà thầu, dự kiến trong tháng 7 này sẽ xong - Ảnh: ĐỨC TRONG

Theo ông Sang, nếu hai khúc cong gần nhau, chủ đầu tư sẽ làm cầu cạn nối lại, hạn chế nhiều điểm cong gây nguy hiểm. Riêng gói XD01, tức đoạn từ Km0 (giáp quốc lộ 1, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) đến Km42, chủ đầu tư đang làm thủ tục lựa chọn nhà thầu, dự kiến trong tháng 7 này sẽ xong - Ảnh: ĐỨC TRONG

0 nhận xét:

Post a Comment