Saturday, June 29, 2024

Hàng ngàn người đua nhau xuống đầm bắt cá trong tiếng reo hò

Sáng 29-6, hàng ngàn người dân đổ về huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để tham dự lễ hội bắt cá Vực Rào năm 2024. Đây là lễ hội bắt cá lớn nhất ở Hà Tĩnh, đã tồn tại và lưu truyền trên 300 năm nay - Ảnh: LÊ MINH

Sáng 29-6, hàng ngàn người dân đổ về huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để tham dự lễ hội bắt cá Vực Rào năm 2024. Đây là lễ hội bắt cá lớn nhất ở Hà Tĩnh, đã tồn tại và lưu truyền trên 300 năm nay - Ảnh: LÊ MINH

Lễ hội bắt cá Vực Rào được tổ chức tại một lạch nước sâu và rộng ở thôn Nam Viên (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân) với diện tích khoảng 30ha. Nguồn nước ở đây quanh năm dồi dào lại có nhiều đầm, đìa nên rất thích hợp cho các loài cá nước ngọt sinh sống 

Lễ hội bắt cá Vực Rào được tổ chức tại một lạch nước sâu và rộng ở thôn Nam Viên (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân) với diện tích khoảng 30ha. Nguồn nước ở đây quanh năm dồi dào lại có nhiều đầm, đìa nên rất thích hợp cho các loài cá nước ngọt sinh sống

Để phục vụ cho lễ hội hằng năm, thường ngày đầm Vực Rào cấm người dân đánh bắt cá. Do đó tại đây các loài cá có không gian sinh sôi, phát triển, nhiều loài cá có trọng lượng khá lớn đã từng được người dân bắt được trong các lễ hội trước đây

Để phục vụ cho lễ hội hằng năm, thường ngày đầm Vực Rào cấm người dân đánh bắt cá. Do đó tại đây các loài cá có không gian sinh sôi, phát triển, nhiều loài cá có trọng lượng khá lớn đã từng được người dân bắt được trong các lễ hội trước đây

Lễ hội bắt cá Vực Rào ra đời cách đây trên 300 năm, là lễ hội đánh cá truyền thống mang đậm bản sắc của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa khuyến khích sự phát triển các nghề nông ngư nghiệp

Lễ hội bắt cá Vực Rào ra đời cách đây trên 300 năm, là lễ hội đánh cá truyền thống mang đậm bản sắc của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa khuyến khích sự phát triển các nghề nông ngư nghiệp

Hằng năm lễ hội thường được tổ chức vào tháng 5 âm lịch bởi thời điểm này người dân đã thu hoạch xong mùa màng, có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi. Lễ hội khá độc đáo, mọi người từ già, trẻ, trai, gái đều có thể tham gia. Thậm chí, nhiều con em xa gia đình, khi biết được thời gian tổ chức cũng trở về tham dự

Hằng năm lễ hội thường được tổ chức vào tháng 5 âm lịch bởi thời điểm này người dân đã thu hoạch xong mùa màng, có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi. Lễ hội khá độc đáo, mọi người từ già, trẻ, trai, gái đều có thể tham gia. Thậm chí, nhiều con em xa gia đình, khi biết được thời gian tổ chức cũng trở về tham dự

Tại buổi lễ, người đứng đầu làng và các bậc cao niên cho lập bàn thờ, dâng hương hoa quả cúng tế Thành Hoàng bản thổ tại ngôi miếu cạnh Đầm Vực. Lễ xong, một hồi trống chiêng vang dậy, người đứng đầu làng hú to một tiếng rồi cầm nơm xuống đầm bắt cá trước. Ngay sau đó tất cả những người dự hội theo chân xuống bắt cá trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân

Tại buổi lễ, người đứng đầu làng và các bậc cao niên cho lập bàn thờ, dâng hương hoa quả cúng tế Thành Hoàng bản thổ tại ngôi miếu cạnh Đầm Vực. Lễ xong, một hồi trống chiêng vang dậy, người đứng đầu làng hú to một tiếng rồi cầm nơm xuống đầm bắt cá trước. Ngay sau đó tất cả những người dự hội theo chân xuống bắt cá trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân

Để tham dự lễ hội, người dân phải dậy sáng sớm, chuẩn bị ngư cụ như nơm, vó để tham gia bắt cá. Lễ hội này cấm tuyệt đối các dụng cụ lưới kéo cá nên quá trình bắt cá gây phấn khích và hồi hộp cho người tham gia 

Để tham dự lễ hội, người dân phải dậy sáng sớm, chuẩn bị ngư cụ như nơm, vó để tham gia bắt cá. Lễ hội này cấm tuyệt đối các dụng cụ lưới kéo cá nên quá trình bắt cá gây phấn khích và hồi hộp cho người tham gia

Từ 5h sáng, tại Đầm Vực đã ghi nhận hàng ngàn người dân xã Xuân Viên và các vùng lân cận đổ về để chuẩn bị tham dự lễ hội. Sự náo nhiệt của hàng ngàn người dân khiến không khí sôi động bao trùm cả một vùng quê

Từ 5h sáng, tại Đầm Vực đã ghi nhận hàng ngàn người dân xã Xuân Viên và các vùng lân cận đổ về để chuẩn bị tham dự lễ hội. Sự náo nhiệt của hàng ngàn người dân khiến không khí sôi động bao trùm cả một vùng quê

0 nhận xét:

Post a Comment